Sử dụng muối iốt với liều lượng phù hợp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như:
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể
+ Giúp ích cho sự phát triển cửa trung ương thần kinh
+ Tăng cường co bóp tim mạch
+ Tăng khả năng lọc của thận
+ Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Thiếu iod dẫn đến thiếu hoocmon của tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol…
Phụ nữ mang thai thiếu iốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Các chuyên gia đã chứng minh, thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật.
Vì nhiều vai trò quan trọng như thế nên khi thiếu iốt cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh tật và các rối loạn liên quan đến thiếu Iot. Ngược lại, lượng iốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn nhu cầu hoặc uống thuốc chứa iốt thường xuyên… sẽ gây nên hội chứng cường giáp – bệnh Basedow, ngoài ra còn có thể bị u độc tuyến giáp – Toxic Adenoma, viêm tuyến giáp – Thyroiditis.
Liều lượng sử dụng
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi người chỉ nên ăn từ 3 -5 gram muối/1 ngày (khoảng 1 thìa cà phê). “Muối” ở đây phải được hiểu là lượng Natri có trong muối. Vì vậy, khi sử dụng những gia vị khác giàu Natri như nước mắm, nước tương, bột nêm, mắm tôm, hoặc các thức ăn mặn như: cá khô, tôm khô, dưa muối, cà muối… thì phải giảm bớt lượng muối ăn vào.
Cách bảo quản, sử dụng muối Iot hiệu quả
Iốt trong muối có thể bị hao hụt qua quá trình bảo quản và chế biến (mất 20% khi chiên hoặc nướng, mất 50% khi luộc..). Do vậy: Khi ướp thức ăn, bỏ một ít muối I-ốt trước, sau khi nấu chín thì bỏ thêm vào cho vừa đủ. Nên cho muối iot vào thức ăn sau khi đã nấu chín vì đun sôi quá lâu iot sẽ bị bay hơi.
Giữ muối iốt nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời, dùng xong buộc kín miệng túi hoặc để muối trong lọ đậy nắp kín để tránh iốt bị bay hơi.
Tổng hợp từ internet