Câu Chuyện Thương HiệuCông NghệCuộc SốngDinh Dưỡng Và Ẩm ThựcSản PhẩmSức Khỏe

Phân Biệt Nước khoáng (Mineral Water), Nước Tinh khiết (Purified Water) Và Nước Suối (Spring Water)

Story Highlights
  • Knowledge is power
  • The Future Of Possible
  • Hibs and Ross County fans on final
  • Tip of the day: That man again
  • Hibs and Ross County fans on final
  • Spieth in danger of missing cut
Rate this post

Nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết giống nhau ở chỗ chúng đều là nước không có khuẩn, được tiệt trùng, là những sản phẩm nước đủ tiêu chuẩn dùng trên thị trường hiện nay. Điểm khác nhau cơ bản của những loại này nằm ở nguồn sản xuất, thành phần khoáng chất và giá trị sử dụng.

Phys.org

Về Nguồn sản xuất

Nước tinh khiết đơn giản là loại nước sạch, vô trùng có thể được sản xuất từ bất kỳ nguồn nước nào như nước giếng, nước sông, nước máy, nước sinh hoạt, nước ngầm… thường được sản xuất công nghiệp từ các nhà máy với quy trình khép kín hiện đại và hình thức sử dụng đóng chai. Cách sản xuất nước tinh khiết là nguồn nước qua tinh lọc để không còn cặn bẩn, tiệt trùng.

Ngoài nước tinh khiết được sản xuất công nghiệp, hiện nay trên thị trường còn có các loại máy lọc nước gia đình với các công nghệ lọc hiện đại. Nước sau khi được lọc có thể xem là nước tinh khiết, một số loại máy còn có chức năng tạo khoáng.

Nước suối cũng tương tự như nước khoáng, là loại nước từ thiên nhiên và không qua xử lý mà chỉ qua các bước đảm bảo vô trùng. Nguồn nước này có hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên hàm lượng này không cao và ổn định bằng nước khoáng.

Nước khoáng là nguồn nước lấy từ suối khoáng tích tụ sâu trong lòng đất, lắng đọng cùng thời gian qua nhiều địa tầng và giàu khoáng chất. Đây được xem là nguồn tài nguyên quan trọng vì nước này chứa nhiều khoáng chất và rất có lợi cho cơ thể người. Để tìm được nguồn nước khoáng thì rất khó khăn và kỳ công.

Khai thác nước khoáng thiên nhiên

Nước suối và nước khoáng phải đóng chai tại nguồn, không qua xử lý làm ảnh hưởng thành phần của chúng mà chỉ qua kỹ thuật vô trùng.

Bạn nên đọc kỹ nhãn, địa chỉ sản xuất để có thể phân biệt các loại nước này.

Về thành phần khoáng chất

Nước tinh khiết không có thành phần vi khoáng. Đúng như tên gọi của nó, nước tinh khiết chỉ có 2 thành phần hóa học là oxy và hydro, công thức hóa học là H2O, không có các khoáng chất khác, do đã được lọc hết. Nước tinh khiết không dẫn điện.

Nước suối có hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng hàm lượng này trong nước suối lại không ổn định, không cao như nước khoáng, nó đúng nghĩa là nước thiên nhiên tiệt trùng.

Nước khoáng có nhiều hàm lượng khoáng chất tốt. Hàm lượng này tương đối ổn định và phải có một số yếu tố đặc hiệu theo quy định của thế giới.

Trên thị trường hiện nay nhiều nhà sản xuất thường đánh đồng nước suối với nước khoáng, nhưng trên thực tế thì nước khoáng tốt hơn và có giá trị cao hơn nước suối.

Sử dụng

Nước tinh khiết và nước suối chỉ để giải khát, cung cấp nước hàng ngày. Nước suối có thể thay thế nước tinh khiết. Khi nói về nhu cầu nước khuyến nghị cho một người trong một ngày, có thể coi đó là nhu cầu nước tinh khiết.

Nước khoáng ngoài giải khát còn giúp cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng (calci, kẽm, coban, natri …) cho sức khỏe, giúp chữa bệnh làm đẹp.

Nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người già, phụ nữ mang thai, người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời mất nhiều mồ hôi, người tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể bị mất qua mồ hôi và phân trong thời hạn ngắn vài giờ sau mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước tinh khiết để bù nước cho cơ thể. Chúng không tốt cho người bị bệnh suy thận, cao huyết áp, hội chứng thần kinh. Nước khoáng không thể thay thế được nước tinh khiết.

Đối với trẻ em, chỉ được sử dụng nước tinh khiết không có chứa chất khoáng để pha sữa và cho uống hằng ngày, vì chức năng thận của trẻ còn non yếu và cũng không nên bắt thận của trẻ làm việc nhiều hơn để thải chất khoáng dư thừa ra ngoài. Các hãng sữa trên thế giới đã phải dày công nghiên cứu và tốn kém rất nhiều trong kỹ thuật chiết xuất, tách khoáng, hạ thấp tỉ lệ chất khoáng trong sữa bột để hạn chế gây hại cho thận của trẻ em.

Hiện tại, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn phân biệt nước khoáng giải khát và nước khoáng chữa bệnh, nhưng căn cứ quy định về hàm lượng TDS trong nước uống (không quá 1.000 mg/lít), có thể hiểu rằng:  Những sản phẩm với hàm lượng DTS dưới 1.000 mg/lít có thể dùng để giải khát thường xuyên, không giới hạn số lượng;  Những sản phẩm chứa hơn 1.000 mg DTS/lít có thể dùng để chữa một số bệnh, hoặc bổ sung chất khoáng cho người lao động nặng và vận động viên (vì họ mất một lượng muối khoáng lớn qua mồ hôi). Tuy nhiên, nước này sẽ nguy hiểm cho người bị bệnh thận, sỏi túi mật, ngay người bình thường cũng không nên uống quá 500 ml/ngày.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trung bình mỗi người trưởng thành và học sinh uống từ 1,5-2 lít nước/ngày (mùa nóng, vận động nhiều hay lao động nặng thì nên uống nhiều hơn) trong đó có từ 1-1,5 gram chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe, nhất là người già, người chơi thể thao, phụ nữ có thai. Hơn nữa, mỗi khoáng chất trong nước khoáng lại có tác dụng riêng”.

Show More

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận

Back to top button