5 Bài Học Thành Công “Trường Tồn Mãi Với Thời Gian” Ẩn Giấu Trong Thư Gửi Cổ Đông Thuở Đầu Của Warren Buffett: Tiền Bạc, Bằng Cấp Không Phải Tất Cả!
- The Future Of Possible
- Hibs and Ross County fans on final
- Tip of the day: That man again
- Hibs and Ross County fans on final
- Spieth in danger of missing cut
Warren Buffett đã thể hiện những quan điểm hết sức thức thời về tiền bạc, bằng cấp… thông qua những thứ bức thư gửi cổ đông vào thời kỳ đầu của mình.
Warren Buffett tiếp quản Berkshire Hathaway vào năm 1965. Khi đó, công ty này chỉ mới là một xưởng dệt đang gặp khó khăn ở New Bedford, Massachusetts. Ngày nay, tập đoàn đầu tư này có tổng số vốn hóa thị trường hơn 500 tỷ USD, trong đó chỉ riêng mình vị CEO 88 tuổi này cũng có khối tài sản lên tới 87 tỷ USD, theo Bloomberg’s Billionaire Index.
Mỗi năm, Buffett sẽ viết một bức thư cho các cổ đông của mình. Dưới đây là 5 lời khuyên vô giá để thành công, được đúc kết từ những lá thư gửi cổ đông thuở đầu của vị tỷ phú này.
Luôn nhanh trí và lanh lẹ
“Chúng ta có thể thành lập một đội ngũ lãnh đạo nhỏ, chỉ cần 5 người như một đội bóng rổ (thứ chỉ chiếm một khoảng không gian rộng 140 m2),” Buffett viết năm 1979.
Theo Buffett, mặc dù phương pháp quản lý tập quyền này có thể “thi thoảng sẽ mang lại sai lầm nghiêm trọng”, nhưng “nó sẽ giúp công ty giảm thiểu chi phí và đẩy mạnh quá trình đưa ra quyết định một cách đáng kể.”
“Bởi lẽ, mọi người đều có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều việc cần được hoàn thành,” ông nói.
“Quan trọng nhất, nó cho phép chúng ta thu hút và giữ chân những nhân tài kiệt xuất – những người khó mà thuê nổi trong hoàn cảnh bình thường – những người thấy rằng việc làm cho Berkshire sẽ giúp họ tự do thể hiện khả năng của mình. Chúng ta đã đặt rất nhiều niềm tin nơi họ – và những gì họ đạt được còn vượt qua cả niềm tin ấy,” ông nói.
Bằng cấp không phải là tất cả
Trong thư gửi cổ đông năm 1988, Buffett đã khen các quản lý điều hành của Berkshire Hathaway vì sự thể hiện xuất của họ trong công việc và cam kết sẽ luôn đặt kinh nghiệm lên trên bằng cấp.
“Chúng ta đã không có những trải nghiệm tốt đẹp với các thạc sĩ quản trị kinh doanh mới ra trường,” Buffett đã bày tỏ trong lá thư gửi cổ đông năm 1988. “Bảng điểm của các ứng viên luôn xuất sắc và họ đều biết phải nói điều gì thích hợp. Tuy nhiên, họ có vẻ không đủ kiên nhẫn để gắn bó với công ty cũng như học hỏi các kiến thức kinh doanh nền tảng. Quả thực là ‘tre già khó uốn’.”
Đừng làm chỉ vì tiền
Trong thư gửi cổ đông năm 1989, Warren Buffett cho biết, có cả tá cách để Berkshire Hathaway tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, tiền bạc không phải tất cả.
“Chúng ta có thể kiếm được khoản lợi nhuận sau thuế khổng lồ bằng cách chuyển đổi đầu tư một cách thường xuyên,” vị tỷ phú 88 tuổi nói. Tuy nhiên, nhiều năm kinh nghiệm đã dạy Buffett và người cộng sự lâu đời Charlie Munger rằng “chúng tôi thà ở yên một chỗ, kể cả khi điều đó có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn.”
Charlie Munger và Warren Buffett
“Lý do của chúng tôi khá đơn giản,” Buffett nói. “Chúng tôi đã thiết lập được hàng loạt mối quan hệ kinh doanh vô cùng hiếm có và thú vị khiến chúng tôi muốn giữ lại tất cả những gì mình đã phát triển.” Dù chúng không mang lại kết quả tốt nhất, họ biết mình sẽ đạt được những kết quả tốt.
“Chúng tôi không muốn từ bỏ quãng thời gian làm việc cùng những con người thú vị và đáng khâm phục mà mình đã biết bấy lâu chỉ để chạy theo người lạ – người có khi còn chẳng đạt được những phẩm chất trung bình. Thế thì chẳng khác nào kết hôn vì tiền cả – và đây chính là sai lầm mà không một người giàu tỉnh táo nào lại làm,” Buffett viết.
Tránh voi chả xấu mặt nào
Bạn không cần phải giải quyết rắc rối phiền phức nếu tránh được nó ngay từ đầu.
“Sau 25 năm kinh doanh, Charlie và tôi đã học được cách giải quyết những rắc rối trên thương trường. Cách hay nhất là: tránh chúng ra,” Buffett viết trong bức thư gửi cổ đông năm 1989. “Chúng tôi có được thành công như hôm nay là nhờ tập trung xác định đâu là thách thức đơn giản mình có thể vượt qua, thay vì đâm đầu vào giải quyết các vấn đề siêu khó.”
Mặc dù không thể áp dụng bài học này vào các khía cạnh khác của cuộc sống, Buffett vẫn cho rằng việc “theo đuổi cái dễ thay vì đâm đầu vào cái khó” “sẽ đem đến rất nhiều lợi ích trong kinh doanh”.
“Nhìn chung, tránh voi chả xấu mặt nào,” ông kết luận.
Bạn sẽ không bao giờ hưởng lợi từ việc làm ăn với người xấu
“Sau nhiều sai lầm, tôi đã nhận ra rằng mình chỉ nên làm ăn với những người mà bản thân thích thú, tin tưởng và ngưỡng mộ,” Buffett viết trong lá thư năm 1989.
“Như tôi đã lưu ý từ trước, điều này không đảm bảo cho thành công của bạn. Một xí nghiệp dệt hạng 2 hay một công ty bán lẻ quần áo sẽ không phát triển thịnh vượng, chỉ vì quản lý của chúng là những người tốt đẹp mà bạn sẵn sàng gả con gái cho,” ông nói. “Tuy nhiên, một người chủ – hoặc một nhà đầu tư – có thể làm nên điều kỳ diệu nếu biết làm ăn với những người có tính cách tử tế.”
“Ngược lại, chúng tôi cũng không muốn làm ăn với những lãnh đạo thiếu hụt các phẩm chất cần có, cho phi vụ kinh doanh có triển vọng như thế nào đi nữa. Chúng tôi chưa bao giờ thành công khi làm việc cùng kẻ xấu.”
(Ngọc Hà, Theo CNBC)