Cuộc SốngDoanh NghiệpKhởi NghiệpKinh DoanhLịch SửNhượng Quyền Thương HiệuTản MạnThế Giới

Bài Học Làm Giàu Của Các Tỷ Phú

Rate this post

Rất nhiều người trong chúng ta đều mong muốn làm giàu. Trước khi thành tỷ phú, có rất nhiều người cũng như chúng ta, thậm chí họ còn khổ hơn chúng ta rất nhiều. Bằng nghị lực phi thường và sự may mắn, họ đã vượt lên trên mọi rào cản để nắm bắt thành công. Bạn nên nhìn nhận từ bài học làm giàu của các tỷ phú. Từ đó, rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu nhất.

Học cách tự kiềm chế bản thân

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã viết một quyển sách mang tên “Cảm xúc là kẻ thù số 1 của thành công”. Quyển sách được rất nhiều bạn trẻ đón đọc. Thử suy nghĩ bạn là một người rất nóng nảy. Hở chút là nổi nóng lên thì làm sao hoàn thành được đại nghiệp. Giả sử bạn có vận mệnh tốt thì cũng không giữ được bền vững. Một ví dụ điển hình đó là Hạng Vũ. Đây là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử trung hoa, đã vì nóng tính mà làm bao nhiêu người tài bỏ đi.

Ngoài ra, các tỷ phú cũng phải kiềm chế bản thân bởi những lợi ích trước mắt. Họ sẽ phải kiềm chế lòng tham của mình để tránh đi những cạm bẫy. Các mối quan hệ không tốt, bạn cũng không thể để mất lòng ai. Kể cả việc tình yêu hay những nhục dục tầm thường cũng sẽ làm cho bạn mất hết tất cả. Một cái đầu lạnh với một trái tim biết điều tiết cảm xúc mới là vũ khí lợi hại nhất.

Kể cả khi bạn chọn một đối tác làm ăn cũng cần xem tính cách của họ. Họ có phải là người giỏi kiềm chế cảm xúc hay không? Bạn đừng dại dột chọn một người làm ăn không quyết đoán. Bạn sẽ thấy hôm nay họ nhiệt tình trong công việc nhưng ngày mai lại khác. Không chỉ bạn mà cả người hợp tác với bạn cũng cần có ưu điểm này.

Đam mê với công việc

Bill Gates đã nói: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.” Bạn nên hiểu câu này một cách đúng đắn. Vì có rất nhiều người hiểu sai nó và đâm đầu đi theo đuổi một thứ gọi là huyền ảo. Bạn nên nhớ đam mê và làm giàu khác nhau. Chỉ khi nào bạn bạn có ý định chỉ theo đuổi đam mê mà không quan tâm đến làm giàu thì bạn đã thành công. Bạn thành công trên lĩnh vực mà bạn chọn lựa.

Nhưng để làm giàu, bạn hãy nhớ rằng bạn đam mê làm giàu. Nhớ rằng không hẳn là đam mê một thứ gì đó của riêng bạn. Việc làm giàu là bạn sẽ làm bất cứ thứ gì để có tiền. Miễn là nó không xấu xa, bất chính. Điều đó là bạn phải cởi bỏ cái tôi cá nhân của bạn xuống để làm nhiều việc mà bạn không thích. Bạn có biết tâm lý con người ta luôn thích những việc mình giỏi. Vì thế hãy chọn một thứ bạn giỏi và lao đầu vào làm. Ngoài ra, phải xem hiệu quả kinh tế của nó mang lại.

bai-hoc-lam-giau-cua-cac-ty-phu-009
Kiến thức là sức mạnh

Phải có ước mơ

Câu nói nổi tiếng của Richard Branson: “Ước mơ là món quà tuyệt vời nhất Thượng đế ban tặng con người. Nó khơi dậy khát khao, khích lệ sự đổi mới, dẫn đường cho thay đổi. Tiếp đến là thúc đẩy thế giới tiến về phía trước.” Hãy thử nghĩ kỹ lại xem, một con người không có ước mơ thì làm sao có mục tiêu mà phấn đấu.

Bạn đừng nghĩ đến sự nghiệp đế vương của Lưu Bang, một vị vua nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa. Dù nổi danh là lông bông, mê gái, ăn chơi thời trẻ nhưng ông ta luôn có mơ ước. Ngoài ra, tính cách của ông ta cũng là một phần giúp ông ta làm nên đại nghiệp.  Sự mơ ước cùng với may mắn, trí tuệ sẽ giúp bạn đạt đến thành công.

Theo tôi, mơ ước lớn thì bạn mới có động lực để thực hiện nó mạnh mẽ. Nhưng nếu nó vượt qua tầm với của bạn thì cũng nên suy nghĩ lại. Khi làm một việc gì đó, bạn nên xem xét kỹ trong tay bạn có gì, thế mạnh của bạn ở đâu trước đã. Điều đó kết hợp với mơ ước thì mới thành công.

Không ngừng học hỏi

Nếu bạn để ý những người tỷ phú có những người dù học không giỏi nhưng họ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức. Họ luôn luôn suy nghĩ và đọc sách không ngừng nghỉ. Những tỷ phú thường rất ít có thời gian nhàn rỗi, họ hay đi học các lớp ngắn hạn hay nghiên cứu thực tế. Vì thế, họ có rất nhiều kiến thức về lĩnh vực mà họ quan tâm. Hãy rút ra kinh nghiệm từ bài học làm giàu của các tỷ phú, học hỏi là điều không thể thiếu.

Hãy học hỏi từ các bậc tiền bối và những người bạn của bạn. Họ sẽ cho bạn các kiến thức mà họ trải qua. Bạn lại không mất một chi phí nào cho việc học. Ngoài ra, bạn nên tham gia các khóa học ngắn hạn để bổ sung kiến thức.  Ví dụ như một khóa quản lý nhân sự, khóa quản lý tài chính,… Khi bạn mở nhỏ lẻ thì kiến thức này vốn không giúp ích cho bạn nhiều thì hãy học kinh nghiệm từ những người cùng nghề.

Tham khảo thêm: Bí Mật Kinh Doanh Của Những Thương Hiệu Lớn

Show More

Bài Viết Liên Quan

Tin Hot
Close
Back to top button