Tổng Hợp

7 thương hiệu bia thầy tu

Rate this post

Chỉ có 7 loại bia được gắn thương hiệu Trappist bao gồm: Achal, Chimay, La Trappe (bia thầy tu duy nhất tại Hà Lan), Orval, Rochefort (tu viện và là nơi sản xuất bia bị hỏa hoạn cuối năm 2010), Westleteren (một loại bia không hề gắn nhãn mác) và Westmale. Chúng đều được gắn logo “Authentic Trappist Product” trên bao bì. Một điểm cần lưu ý: bia “thầy tu” (Trappist) không phải là bia “tu viện” (Abbey).

 Bia thầy tu Achel

Ra mắt vào năm 2001, Bia thầy tu Achel Blonde đã nhen nhóm đi vào di sản tự hào là một sản phẩm sản xuất bia trong tu viện của loại bia Trappist , mà đã không hoạt động trong khoảng 75 năm. Loại bia này hiếm đến mức thậm chí ngay tại Bỉ, tìm được nó cũng là một vấn đề nan giải với những người hâm mộ. Ở thị trường Mỹ, dòng bia này còn được nâng lên ở một trong những ngôi vị cao nhất của các loại bia.

bia-thay-tu-01
Hiệu bia Achel

Bia mang hương vị truyền thống của men bánh mỳ, phảng phất thêm chút vị hoa quả của táo và lê. Khi thưởng thức, người uống sẽ từ từ cảm nhận được vị êm dịu như kem tan trong miệng, cùng hậu vị đắng kéo dài rất lâu.

 Bia Achel Blond với màu vàng cam khá lạ mắt, kèm chút men khói mù nhẹ đem đến cho người thưởng thức sự thích thú khó tả. Đặc biệt hơn, ngoài vị hoa quả của táo và lê, người uống còn có thể tìm kiếm được chút gì đó hương vị của mật ong và  mạch nha bready được kết hợp khá cân bằng cùng nhau.

Với dòng bia Trappist này, bạn nên kết hợp cùng với một miếng cá thu nướng hay cá mòi thơm ngon. Hoặc bạn cũng có thể tinh tế thưởng thức Achel cùng cá trắng. Bạn sẽ cảm nhận được vị bia khá hấp dẫn đang cuộn trào trong miệng. 

 Bia Chimay

Tham khảo: Bia Thầy Tu Chimay

La Trappe

Như đã nói Bia La Trappe là bia thầy tu duy nhất tại Hà Lan. Được sản xuất tại tu viện Koningshoeven ở vùng Tilburg, Hà Lan. Đây là loại bia thầy tu duy nhất được sản xuất bên ngoài biên giới Bỉ. Bia La Trappe có 4 loại chính: Blond, Dubbel, Tripel và Quadrupel.

  • Blonde: có màu vàng nhạt, trong, thuộc loại bia dễ uống. Quy trình nấu bia sử dụng hoa đã sấy và xử lý. Tạo cho bia có vị mềm mại, dư vị hơi đắng với hương thơm mát. Bia Blonde có nồng độ 6,5%.
  • Dubbel: có màu đỏ hồng ngọc sẫm, hương thơm mát, vị mềm mại và tươi mới. Bia Dubbel có nồng độ 6,5%.
  • Trippel: có màu vàng sẫm, hương quả đặc trưng và khá sắc nét, vị bia hơi ngọt và dư vị đắng khá rõ. Bia Trippel có nồng độ 8%.
  • Quadrupel: loại bia đặc biệt nhất của La Trappe với công đoạn cuối cùng bia được ngâm ủ trong thùng gỗ sồi, tạo nên màu sắc, hương và vị rất đặc biệt, không “đụng hàng”. Bia có màu nâu nhạt, mùi thơm rất phức hợp, mùi cồn khá nổi do bia có nồng độ tới 10%. Vị bia tròn trịa, đậm đà nhưng lại êm dịu và vị đắng đạt đến độ ngọt ngào. Bia Quadrupel càng để lâu càng ngon và đặc biệt ngon khi uống trong những chiều đông hơi se lạnh.

 Orval

Orval chỉ sản xuất duy nhất 1 loại bia để bán ra thị trường. Bia Orval tiếp tục quá trình lên men sau khi được đóng chai. Mùi rất thơm do sử dụng rất nhiều hoa bia và do loại men bia đặc biệt. Hoa bia được bổ sung thêm một lần nữa trong giai đoạn lên men thứ cấp trong các thùng ủ. Lượng hoa bia đặc biệt nhiều cũng giúp cho bia có thời gian bảo quản trong chai lâu hơn. Thậm chí Có thể tới 5 năm. Bia có độ cồn 6,2%. Đây cũng là một loại bia càng để lâu càng ngon. Những chai Orval “trẻ”, có thời gian từ khi đóng chai đến khi uống ít hơn 1 năm thường có vị ngọt hơn, trong khi hương thơm lại kém sắc nét hơn những chai bia “già” hơn, với vị khô rõ rệt hơn và hương thơm nhuần nhuyễn hơn.

Rocherfort

Tu viện Saint-Remy of Rochefort là nơi sản xuất loại bia này đã từng bị cháy hồi cuối năm 2010. Đã dấy lên một cuộc bàn tán sôi nổi của những người yêu bia thầy tu. Bia Rochefort có màu nâu sẫm, tiếp tục lên men trong chai. Được chia thành 3 loại, đánh số 6, 8 và 10.

  • Trappistes Rochefort 6: là loại bia được sản xuất đầu tiên, vị malt rõ rệt trong khi vị đắng khá nhẹ.
  • Trappistes Rochefort 8: là bia có tuổi đời trẻ nhất trong các loại bia Rochefort, ra đời năm 1955. Loại bia này được sản xuất ban đầu phục vụ cho đêm giao thừa của tu viện. Tuy nhiên, với những đặc điểm của mình, và với độ cồn khá mạnh 9,2%, loại bia này nhanh chóng được sử dụng trong các cuộc gặp gỡ bạn bè, và do đó nhanh chóng được chuyển sang sản xuất quanh năm khoảng 5 năm sau ngày đầu ra mắt. Đôi khi bia số 8 này còn được gọi là bia “đặc biệt”.
  • Trappistes Rochefort 10: còn được gọi là bia “tuyệt hảo”, với độ cồn 11,3%, hương thơm của bia số 10 nồng nàn và phức hợp hơn so với bia số 6 và số 8.

Westmalle

Cũng như tất cả các loại bia thày tu, tên tuổi của bia được gắn liền với các loại nguyên liệu tự nhiên được sử dụng trong quá trình nấu bia: nguồn nước duy nhất, malt chọn lọc, hoa bia chất lượng cao, đường tự nhiên và men bia đặc chủng. Bia Westmalle cũng tiếp tục lên men trong chai, đồng nghĩa với hương và vị của bia tiếp tục được tăng cường theo thời gian trong điều kiện bảo quản tốt. Westmalle có hai loại: Double và Tripel.

bia-thay-tu
Dòng bia tươi mát
  • Westmalle’s Double: có màu đỏ nâu sậm. Bọt bia mịn, ngả màu kem, sau khi uống sẽ để lại một lớp mỏng dính trên thành cốc. Hương bia đậm đà và tổng hòa của nhiều hương vị khác nhau, vừa sắc nét của gia vị, vừa êm dịu của hoa quả. Vị bia tươi mát và có dư vị đắng và hơi “khô”, cảm giác mềm mại khi uống. Bia có độ cồn 7%.
  • Westmalle’s Tripel: có màu vàng trung bình, trong. Hương bia nổi trội mùi hoa quả và hương hoa bia rõ nét. Vị bia mềm mại, hơi pha chút đắng. Bia có độ cồn 9,5%.

Westvleteren

Đây là loại bia thầy tu duy nhất không hề gắn nhãn mác. Đó cũng là nét độc đáo của loại bia này. Do số lượng vô cùng hạn chế, bia Westvleteren rất khó mua. Chỉ có một nơi duy nhất bán loại bia này, là Trung tâm bán sản phẩm của tu viện, và phải luôn đặt hàng trước. Mỗi một lần đặt hàng, khách hàng chỉ được mua 1 trong 3 loại bia của tu viện với số lượng tối đa 24 chai. Đặc biệt, khách hàng phải cam kết chỉ được mua bia để uống chứ không được phép bán lại cho người thứ ba. Ba loại bia của Westvleteren bao gồm:

  • Westvleteren Blond: bia vàng, nồng độ cồn 5,8%
  • Westvleteren 8: bia số 8, nồng độ cồn 8%
  • Westvleteren 12: bia số 12, cực kỳ hiếm, nồng độ cồn 10,2%

Trừ bia Blond, hai loại bia số 8 và số 12 càng để lâu càng “ngấu” và càng ngon. Để bảo quản, chai bia phải được đặt đứng trong môi trường nhiệt độ 12-18oC và không có ánh sáng mặt trời, không được để tủ lạnh. Loại bia này muốn uống cũng phải cầu kỳ: chai bia phải được đặt nguyên một chỗ ít nhất 1 tháng, rồi khi rót cũng phải rót đúng cách vào đúng loại ly ở nhiệt độ 12-16oC.

 

Show More

Bài Viết Liên Quan

Tin Hot
Close
Back to top button