Bật Mí Những Điều Kì Diệu Của Thiên Văn Học
Thế giới muôn màu muôn vẻ với những điều kì diệu đến kì lạ mà con người ta chẳng thể khám phá nổi. Một trong số đó, ta không thể không nói tới ngành thiên văn học – một công việc khám phá thế giới vô cùng thú vị và kỳ bí. Song lại còn khá mới mẻ với Việt Nam chúng ta bởi kinh phí và còn nhiều vướng mắc. Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu về ngành học này nhé!
Thiên văn học (astronomy) là gì?
Như chúng ta đã biết, thiên văn học là ngành
nghiên cứu khoa học về các thiên thể hay hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ
trụ qua chiếc kính thiên văn. Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý,
hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình
thành và phát triển của vũ trụ. Song đây cũng là một trong số những ngành học
cổ nhất trên thế giới và được nhiều nhà khoa học tìm hiểu khám phá song lại
chẳng thể hiểu hết được vũ trụ bao la và rộng lớn đến nhường nào
Thiên văn học cơ bản là gì?
Đây là một ngành học khá nổi tiếng tại
các nước trên thế giới. Người học bộ môn này sẽ phải sử dụng một chiếc kính
thiên văn lớn với chi phí học khá cao nên người theo đuổi bộ môn này sẽ phải có những kiến thức nhất định và sự chăm chỉ mới có thể theo đuổi bộ môn này.
Thiên văn cơ bản cũng giống như bộ môn toán học, ví dụ như đo các góc, đơn vị thiên văn, năm ánh sáng, thị sai … những kí hiệu phục vụ cho việc học và tìm hiểu bộ môn thiên văn. Bên cạnh đó, người học cũng có thể thử tìm hiểu, quan sát một số vì sao, hành tinh, … trong vũ trụ bao la rộng lớn.
Đặc biệt có thể quan sát tại một số đài thiên văn lớn như Gemini Observatory của Chile, Mount Wilson của Mỹ, … Song cũng có thể nhìn ngắm tại một số nơi rộng rãi thoáng mát có đủ điều kiện cơ bản để nhìn ngắm và khám phá.
Có nên theo học ngành thiên học hay không ? Vì sao ?
Có thể nói đây là ngành khó học và ít người theo học chuyên môn nhất trên thế giới. Bởi điều kiện học và nguồn kiến thức sâu rộng của nó sẽ khiến cho ai nấy cũng phải ngả mũ. Tuy với lượng kiến thức sâu rộng nhưng người học chỉ cần biết cách học là đã có thể nắm rõ các phương trình khi học bộ môn này.
Song sau khi học xong khóa học và đỗ tốt nghiệp chuyên ngành thiên văn thì bạn rất có thể nhận được lời mời của rất nhiều công ty khoa học, thí nghiệm nổi tiếng với mức lương khá cao như là NASA, UEF, … từ 100.000 USD tới 500.000 USD tức là 2 tỷ theo tiền Việt Nam hoặc được hỗ trợ việc làm tại trường như làm giáo viên, nhà nghiên cứu, …
Tuy có mức học phí khá cao nhưng hiện nay đang có khá nhiều phụ huynh điều hướng cho con em mình học theo ngành này bởi mức lương sau khi ra trường khá cao và khi làm việc sẽ khá ít áp lực cho người làm việc.
Liên hệ giữa thiên văn học với các ngành học khác
Thiên văn có mối quan hệ với rất nhiều ngành khoa học. Vốn là một môn khoa học xuất hiện rất sớm, ngay từ trong các nền văn minh cổ, thiên văn là nội dung chính của các cuộc đàm đạo của các nhà thông thái. Dần dần, khi khoa học đã có sự phân hóa rõ rệt, thiên văn là môn khoa học góp phần đắc lực nhất vào việc trả lời những câu hỏi lớn của triết học như: Thế giới được tạo ra như thế nào? Vật chất có trước hay tinh thần có trước?
Thế giới là “khả tri” hay “bất khả tri?” Cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai trường phái triết học xoay quanh những câu hỏi đó là cuộc đấu tranh gay go, khốc liệt và còn chưa ngã ngũ. Thiên văn luôn đứng trong hàng đầu của cuộc đấu tranh đó. Trong phần lịch sử phát triển thiên văn ta sẽ thấy rõ điều này.
Ngành Vật lý
Vật lý và ngành thiên văn học có khá nhiều đặc điểm giống nhau. Trong quá trình học thiên văn ta sẽ thấy rõ điều này. Các định luật vật lý được ứng dụng trong thiên văn. Đã đem lại phương tiện để giải quyết những vấn đề của thiên văn. Song cũng nhờ ngành thiên văn mà nhiều định luật vật lý mới được biết đến
Ngành Toán Học
Công cụ tính toán của thiên văn là toán học, nhất là phần đơn vị tính toán. Rất nhiều nhà thiên văn đồng thời là các nhà toán học. Trong quá trình tìm hiểu cấu tạo của các vật thể ta không thể không biết đến hóa học và kĩ năng nhẩm tính toán. Ngày nay trong thiên văn có riêng ngành hóa học thiên văn.
Lịch sử học
Ngay cả lịch sử, khá xa lạ với bộ môn thiên văn nhưng để xác định chính xác các sự kiện trong lịch sử phải biết cách tính thời gian trong thiên văn. Nhiều công trình cổ của các nền văn minh lớn của loài người đều ghi lại các kiến thức thiên văn thời đó. Làm sao có thể hiểu được nếu không có kiến thức thiên văn?
Vũ trụ là một phòng thí nghiệm thiên nhiên vô cùng vĩ đại cho tất cả các ngành khoa học. Chính thiên văn kích thích các ngành kỹ thuật khác phát triển theo. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu và giảng dạy thiên văn là rất rõ ràng. Hy vọng thiên văn sẽ có một chỗ đứng xứng đáng trong nền giáo dục của nước nhà. Tuy nhiên, đây là bộ môn dựa trên cơ sở vật lý và toán cao cấp. Nên việc đưa thiên văn vào dạy ở các bậc học phổ thông là vấn đề còn rất khó khăn.