Dinh Dưỡng Và Ẩm ThựcSản PhẩmSức KhỏeThị TrườngTiêu Dùng

Các Tiêu Chuẩn Nông Sản Sạch

Rate this post

GlobalGAP (Good Agricultura Pratices): Đây là tiêu chuẩn Toàn cầu do hơn 80 Quốc gia đặt chung và lấy tên là GlobalGap để đề ra tiêu chuẩn chung sản xuất trong ngành Nông nghiệp bao gồm Trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản. Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay các tiêu chuẩn tương đương (JGAP) sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập các thị trường khó tính.

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices): bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế sản phẩm đảm bảo an toàn, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Thực phẩm sạch hay còn gọi là thực phẩm an toàn như VietGap, GlobalGAP vẫn sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học nhưng ở ngưỡng an toàn.

USDA Organic (United States Department of Agriculture – Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia, ban hành năm 2005): chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngăt nhất bởi vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. USDA là tổ chức duy nhất ở Mỹ có quyền hạn cấp chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trên nước Mỹ.

EU Organic Farming (chuẩn hữu cơ của Uỷ Ban Liên Minh Châu Âu) có giá trị trên hơn 47 quốc gia trên thế giới, liên quan đến quy trình sản xuất hữu cơ và phương thức in dán nhãn label lên bao bì sản phẩm được chứng nhận hữu cơ.

Tất cả sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn USDA và EU đều không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; không chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản, cũng như không chứa chất phụ gia và thành phần biến đổi gen. USDA organic và EU organic farming là hai tiêu chuẩn hữu cơ được tin cậy và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ này có giá trị không chỉ tại nước được cấp chứng nhận mà còn được công nhận tại Mỹ, EU và các nước khác trên thế giới.

Để có được chứng nhận trồng rau hữu cơ thì khu đất trồng phải là đất sạch, tức là có ít nhất ba năm không được sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ hóa học. Đất đã sạch thì nước cũng phải sạch, trang trại còn phải trang bị máy lọc nước cho vào hồ chứa để tưới rau. Phân bón được lấy từ phân bò, con bò cũng phải được nuôi ăn thức ăn hữu cơ. Khổ nhất là đối phó sâu bệnh mà không dùng thuốc BVTV.

Thị trường thực phẩm nước ta còn có các khái niệm “thực phẩm sạch” hay “của nhà trồng”… dễ gây nhầm lẫn với thực phẩm hữu cơ.

Tổng hợp từ internet

Show More

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Back to top button