Dinh Dưỡng Và Ẩm ThựcMẹo VặtSản PhẩmSức KhỏeThị TrườngTiêu Dùng

Tổng Quan về Mật Ong

Rate this post

Mật ong là gì?

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính. Về thành phần carbohydrat, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31,0%), maltose, sucrose và carbohydrat hỗn hợp. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.

Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng “mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào…bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác”.

Công dụng

Mật ong có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh. Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Chất ngọt tự nhiên, Hỗ trợ giảm cân, Giúp điều chỉnh insulin, Chống viêm, Khả năng kháng khuẩn cho da, Biện pháp khắc phục cổ họng, Tác dụng chống oxy hóa, Chữa lành vết thương, Cải thiện hiệu suất thể thao, …

Từ thời cổ xưa, con người đã biết dùng mật ong để chữa các bệnh về phổi. Tuy có rất nhiều ví dụ chứng tỏ mật ong là thứ thuốc chữa bệnh lao phổi rất tốt, nhưng không nên vì thế mà quy cho mật ong có tính chất điều trị đặc hiệu đối với bệnh này.

Chỉ có thể khẳng định mật ong có tác dụng bổ toàn thân nên giúp cơ thể chống lại nhiễm lao; trị suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng; chữa táo bón…

Ong sản xuất mật như thế nào và ong cần mật làm gì?

Mật là thực phẩm không thể thiếu của ong, đặc biệt là vào mùa đông.

Để làm ra mật, ong thu thập mật hoa. Vì trong mật hoa có chứa nhiều nước nên ong cần làm việc vất vả hơn để làm khô lượng nước này. Nước từ mật hoa bay hơi nhờ nhiệt và quá trình thông gió trong tổ ong. Ong còn bổ sung thêm các enzym từ chính cơ thể của mình vào trong mật ong, để biến mật hoa thành thức ăn và bảo quản cho mật không bị hỏng. Mật ong được xếp vào các  tảng ong để mật ong chín dần. Trong khi mật ong chín, các chú ong trẻ còn xếp đi x-ếp lại mật hoa từ ngăn này vào ngăn khác, đồng thời cho thêm nước bọt của mình vào mật hoa. Mất từ 8-10 ngày để mật ong chín. Sau đó, ong dùng một lớp sáp để “niêm phong” các ngăn chứa mật để mật không bị hỏng. Mật này là thức ăn cho ong những khi cần thiết.

Ngoài mật hoa, ong còn thu thập phấn hoa, là nguồn đạm trong chế độ dinh dưỡng của ong. Những cục phấn hoa được ong xếp vào các ngăn trong tổ ong , nén chặt lại, rồi rót mật ong lên trên. Sản phẩm này gọi là phấn ong. Phấn ong là nguồn dinh dưỡng cho cả gia đình ong. Như vậy, ong ăn hai loại thức ăn: thức ăn lỏng là mật hoa và mật ong, thức ăn cứng là phấn ong. Nếu vào mùa hè, thời tiết khô hanh, không đủ phấn hoa, ong không dùng mật hoa làm mật ong, mà dùng những chất ngọt do các loài côn trùng tiết ra (con rệp xáp, rệp và rầy). Ong thu thập các chất này từ trên bề mặt các lá cây, từ những chất chứa đường trong một số các loại cây như cây thông, cây vân sam, cây sồi, liễu, cây phong, táo, cây dẻ, cây du, cây hoa hồng, cây lê, cây mận. Loại mật ong làm từ cách này ngọt ngào và quý không kém gì mật ong làm từ hoa, nhưng chỉ có điều là chúng không thể làm thức ăn mùa đông cho ong được, vì trong đó có chứa các muối khoáng. Vì con người lấy đi một phần thức ăn của ong khi thu hoạch mật ong, nên để mùa đông ong không bị yếu hoặc thậm chí chết đói, người ta cho ong uống nước đường. mật ong ăn đường ko nhiều, trong mùa dưỡng ong (khi hoa đã hết mật nhưng ong vẫn cần ăn) người nuôi ong có thể cho ong ăn 1 ít nước đường. xét về mặt kinh tế, nếu nuôi ong mà ăn đường ăn đường toàn bộ suốt 1 mùa thì chi phí sẽ rất tốn kém dẫn đến việc người nuôi ong không có lời.

Nguồn gốc của việc sử dụng mật ong

Về lịch sử mật ong cho đến nay vẫn chưa rõ, nhưng căn cứ vào tài liệu cổ để lại thì dự đoán có thể bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ. Vào thời kỳ đó, con người đi săn thú để ăn thịt, mật ong lấy được không làm gia vị mà về ủ thành rượu mật ong, cách này đã lưu truyền cho tới ngày nay.

Năm 1913, các nhà khảo cổ học trong Kim Tự Tháp Ai Cập đã đào được rất nhiều các âu đựng từ 3300 năm trước trong đó có chứa đầy mật ong, mở ra xem thì mật ong này vẫn còn nguyên chất chưa hề thay đổi, mùi vị vẫn thơm và công dụng vẫn tốt.

Mật ong đã được con người phát hiện và sử dụng như là một thực phẩm và vừa là một vị thuốc quí ngay từ thời cổ xưa. Chính vì vậy nghề nuôi ong để lấy mật đã có từ 700 năm TCN.

Thu hoạch mật ong

Việt Nam có sản lượng mật ong xuất khẩu hiện đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á, sau Trung Quốc. Tại các nước ôn đới, mùa ong đi lấy mật hằng năm chỉ kéo dài 3 tháng. Còn tại Việt Nam, thời gian ong đi lấy mật kéo dài đến từ 6 – 9 tháng. Đây là điều kiện lý tưởng cho người nuôi ong vì có thể thu được mật ong từ thiên nhiên và có thời gian dưỡng sức cho ong, chờ mùa hoa đến.

Mật ong non thuỷ phần cao (khi ong chưa vít nắp), còn mật ong già là đã vít nắp nhưng để quá lâu ko khai thác, Tốt nhất là Mật Ong Chín (khi vừa vít nắp thì khai thác)

Mật ong tốt cho sức khỏe là loại không có quá nhiều nước, không tạp chất, không nhiễm các chất độc hại. Để có loại mật an toàn thì phải được khai thác ở vùng không ô nhiễm, mật được đưa về các nhà máy xử lý, giảm nước xuống còn dưới 20% và qua các công đoạn lọc thô, lọc tinh.

Mật ong mua tại trại được lấy trực tiếp chưa hẳn đã sạch nếu có hàm lượng nước cao hơn 23%, chưa kể các tạp chất khác. Hàm lượng nước cao như vậy sẽ khó cho việc bảo quản, mật ong dễ bị lên men dẫn đến có vị chua. Tùy vào vi sinh vật gây men cũng như cơ địa của mỗi người mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mật ong lấy từ cây tràm, cao su do trồng trên diện tích lớn, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên chất lượng an toàn hơn. Trong khi mật lấy từ hoa cây nhãn, cà phê, chôm chôm, vải cũng như nhiều loại hoa khác bị người trồng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nên không an toàn.

Hiện nay, nhiều người nuôi lấy mật còn sử dụng cả kháng sinh để phòng ngừa, điều trị bệnh cho ong. Khi đã sử dụng kháng sinh, tuyệt đối không được khai thác mật trong thời gian điều trị cho ong. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, không ít người nuôi ong vẫn khai thác mật trong thời gian này.

Nhiều người nuôi ong vì lợi nhuận mà khai thác mật còn non ngày cũng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng mật.

Ngoài ra, trong mùa dưỡng ong, thời điểm không có hoa, hoa đã hết mật nhưng ong vẫn cần ăn, các trại nuôi ong bằng thức ăn chế biến như đường, bột đậu nành, phấn hoa… Ong nuôi bằng đường sẽ cho ra mật tương tự đường tinh luyện từ mía. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của việc cho ong ăn đường suốt mua là không có, nếu cho ong ăn đường suốt 1 mùa trại nuôi ong sẽ lỗ nặng. Ong nuôi bằng thức ăn chế biến sẽ cho mật có chất dinh dưỡng thấp, không đáng kể so với mật tự nhiên.

Mật ong rừng hay mật ong nuôi cũng tốt như nhau, đều có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên, có thể có chất độc nếu ong hút mật ở những cây hoa có độc như: cây mã tiền, xoan, cà độc dược … hoặc nhiều loại cây độc khác. Nhiều trường hợp uống mật ong gặp triệu chứng tiêu chảy là do dùng quá liều. Tâm lí người tiêu dùng vẫn thích mật ong rừng hơn, họ cho rằng người nuôi ong thường xuyên cho ong ăn đường nên chất lượng mật ong nuôi kém. Ngoài ra mật ong rừng cũng ko được kiểm nghiệm chặt chẽ, quản lí về mặt chất lượng.

Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện những loại mật ong giả rất tinh vi, nếu lấy 2 loại đường fructose và glucose có bán trên thị trường pha với hương vị, chất tạo màu để làm mật ong giả thì người mua rất khó phát hiện, thậm chí bắt mắt hơn hàng thật. Mật ong thật bị lên men do tỉ lệ nước cao, trong khi mật ong giả lại không bị tình trạng này. Thời gian gần đây, xuất hiện loại đường nước từ Trung Quốc được chế biến bằng nhiều công thức, trong đó có loại được sản xuất từ bắp với giá rất thấp. Loại đường này có thành phần tương tự như đường có trong mật ong.

Thuật ngữ “Mật Ong pha đường” chỉ xuất hiện vào thời bao cấp khi nền kinh tế chưa phát triển, giá mật ong khá đắt đỏ. Do đó, người dân nấu nước đường và cho ít hương vị mật ong và gọi đó là mật ong.

Mật ong qua xử lí?

Mục đích chính của việc xử lí mật ong là diệt men và hạ thuỷ phần. Tuy nhiên, mật ong đã qua xử lý nhiệt lại làm mất một lượng dinh dưỡng vô cùng lớn vì không còn những tinh chất quý hiếm như mật ong nguyên chất ban đầu. Vậy nguyên nhân tạo bọt đầu tiên ở đây là do lượng phấn hoa ong cũng như sáp ong còn tồn lại đâu đó trong mật gây nên. Nó không phải phản ứng hóa học độc hại gì nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng mật.

 

Mật ong thật bị kết tinh (đóng đường) không?

Bản chất của mật ong là đường, với 2 thành phần chính: đường Fructose và Glucoso. Phần trăm của 2 loại đường này quyết định việc mật ong bị đóng đường ít hay nhiều.

 

Nếu đường Frucrose nhiều thì khả năng đóng đường (kết tinh) ít hơn và ngược lại. Trong khi đó thành phần đường trong mật ong được quyết định bởi nguồn mật mà ong lấy được từ lá (tràm, cao su, điều) hay hoa (cà phê, nhãn, vải, hoa rừng…). Mật ong được lấy từ hoa có tỷ lệ đường Fructose lớn hơn, tức là khả năng kết tinh ít hơn (mật ong hoa cà phê, mật ong hoa nhãn).

 

Loại mật ong nổi tiếng thế giới

Mật ong Mānuka nổi tiếng là loại mật ong đặc sánh và giàu dưỡng chất hơn mọi loại mật ong khác trên thế giới, được xem là “vàng lỏng của nhân loại” hay “kháng sinh tự nhiên của thế giới”. Loại mật ong này được loài ong kết tinh từ mật hoa của hoa Leptospermum scoparium, thường được gọi là
mānuka, manuka, manuka myrtle, New Zealand teatree, broom tea-tree, hay chỉ là tea tree.

Bảo quản mật ong

Nên đựng mật ong trong lọ có nút đậy kín vì mật ong dễ hút ẩm, dễ bị lên men sinh chua;

Để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nhiệt độ bảo quản lý tưởng từ 21 – 26°C.

Nhiều người cho mật ong vào trong tủ lạnh để xem có bị đông lại (kết tinh) không nhằm kiểm chứng đó là mật thật hay giả. Tuy nhiên, việc mật ong để tủ lạnh dễ làm mất đi dưỡng chất trong mật do chênh lệch nhiệt độ quá nhiều so với bình thường và khó sử dụng.

Thời gian sử dụng mật ong bao lâu phụ thuộc vào loại mật ong cũng như chất lượng mật ong.

Mật ong rừng nguyên chất thời gian sử dụng tối đa từ 2 năm. Lý do là trong quá trình khai thác mật xác suất phấn hoa cũng như nhộng ong còn xót lại trong mật là rất cao, điều này khiến mật dễ lên men làm hỏng mật ong.

Riêng mật ong nuôi nguyên chất: Có thể thời gian sử dụng lâu hơn tầm 3 năm nhưng vấn không thay đổi tác dụng của mật ong . Nhưng lời khuyên tốt nhất là không nên trữ mật ong quá lâu. Vì deadline của mật còn phụ thuộc vào cách bạn bảo quản ở nhiệt độ nào, cách bạn chọn loại mật có chất lượng tốt hay không…

Cách sử dụng mật ong

– Ngày dùng 1-3 lần, người lớn mỗi lần từ 3 – 5 thìa cafe, trẻ em 1-2 thìa cafe

– Uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm

– Có thể thay đường để pha chế nước giải khát và chế biến món ăn

– Nếu bị ho hãy ngâm 30 – 50g mật ong hoa rừng với 1 quả chanh đã khía vỏ trong khoảng 1-2 giờ rồi cắt lát mỏng ngậm

– Dùng 20 – 30g mật ong trộn đều với 1g curcumin hoặc 5g phấn hoa với nước ấm uống để phòng các bệnh về gan, mật và đường tiêu hóa

– Khi pha uống mật ong không nên pha với nước quá nóng, nhiệt độ thích hợp nhất khoảng 35 đến 40 độ C.

– Mỗi ngày có thể uống 30 – 50ml mật ong.

– Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên không phù hợp với các chất kháng khuản có trong mật ong.

Những thực phẩm kiêng kị với mật ong

Mặc dù mật ong thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có 1 số loại thực phẩm bạn không nên dùng chung cùng mật ong nguyên chất để tránh những hậu quả đáng tiếc như: tử vọng, đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày,…

  • Cá chép
  • Cơm
  • Sữa đậu nành
  • Nước đun sôi
  • Hẹ
  • Thì là
  • Cua
  • Cá Diếc
  • Hành

Tổng hợp từ internet

Show More

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận

Back to top button