Câu Chuyện Thương HiệuDinh Dưỡng Và Ẩm ThựcDu LịchMẹo VặtSản PhẩmThế GiớiThị Trường

Bia Thầy Tu Chimay

Rate this post

Chimay, thương hiệu đã được đăng ký tại 60 quốc gia, là một loại bia rất nổi tiếng. Ra đời tại Bỉ từ năm 1862 nhờ ý tưởng của các thầy tu nơi đây, bia Chimay đến nay được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Trong đó. có 3 loại bia Chimay đã rất nổi tiếng tại Việt Nam đó là: Đỏ, trắng và xanh tím, được gọi tùy theo màu của nút chai.

Năm 2014, nhà máy bia Chimay tại Bỉ đã tiến hành in lại tem nhãn mới cho các lô hàng bia được sản xuất từ giữa năm 2014 với kiểu thiết kế nhãn chai từ năm 1992. Với sự trở lại này, một lần nữa, Chimay đã thể hiện được sự lựa chọn rõ ràng của phong cách thanh lịch với 3 gam màu chủ đạo (đỏ, trắng và xanh) và logo mạ vàng thể hiện sự nhấn mạnh về nguồn gốc với bản sắc bia Trappist – một sự hiện đại hoá nhưng vẫn tôn trọng đúng lịch sử của mình.

Bia Chimay đậm đà hơn các loại bia phổ biến nhưng độ cồn không nặng như vang, giữ được những nét khác biệt bởi sự kết hợp giữa men tươi, thoảng hương hoa hồng và vị của mạch nha rang. Loại bia này dường như đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của người thưởng thức bia khó tính.

Cũng như các loại bia Bỉ khác, một chai bia Chimay có thể bảo quản được khoảng 5 năm trong điều kiện tốt, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Riêng Chimay Blue (bia Chimay xanh) có thể bảo quản được 15 năm, để càng lâu càng ngon và cũng là loại bia Chimay duy nhất có để năm sản xuất. Vì được ủ từ men tươi nên vị bia của lần rót đầu tiên và ngụm cuối cùng sẽ khác nhau do tiếp xúc với không khí sẽ làm thay đổi hương vị. Một mẻ Chimay sẽ được ủ khoảng 3 ngày để ra đời Chimay đỏ – Red 7%, 4 ngày để có được Chimay Xanh (Chimay Blue) 9%.

Sở dĩ, Chimay được gọi là bia của tu sĩ không phải là loại bia chỉ dành cho tu sĩ mà là loại bia được các tu sĩ ở tu viện Scourmont (Bỉ) sản xuất từ giữa thế kỷ 19. Họ tu theo dòng khổ hạnh, không màng tiền bạc, rất ít nói. Họ sản xuất bia với mục đích lấy kinh phí để duy trì dòng tu và giúp đỡ cộng đồng tôn giáo. Hiện trên thế giới chỉ có khoảng 8 nhà máy bia Trappist còn hoạt động gồm 6 nhà máy ở Bỉ, 1 nhà máy ở Hà Lan và 1 nhà máy ở Đức.

Khi nói về bia, những người sành sỏi không thể không nhắc đến dòng bia “thầy tu” hay còn gọi là Trappist beer, được sản xuất tại các nước có truyền thống về bia lâu đời và ngon nhất thế giới như Bỉ, Hà Lan.

Bia “thầy tu” (Trappist) không phải là bia “tu viện” (Abbey), vì chỉ có 7 loại bia được gắn thương hiệu Trappist bao gồm: Achal, Chimay, La Trappe, Orval, Rochefort, Westleteren và Westmale. Chúng đều được gắn logo “Authentic Trappist Product” trên bao bì.

Tham khảo thêm: Bia Thầy Tu – Dòng Bia Đẳng Cấp Thế Giới

Tuy là loại bia được tu sĩ sản xuất, nhưng nhà máy sản xuất bia không giống như những gì người ta thường tưởng tượng về các tu sĩ ở Châu Âu. Đó không còn những căn nhà cũ, hầm tối, thùng rượu gỗ ẩm mốc vớinhững công cụ sản xuất thô sơ. Dây chuyền sản xuất bia Chimay được hiện đại hóa bằng máy, sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng như tất cả các nhà máy bia trên thế giới. Để đảm bảo tính độc đáo, bia Chimay không bao giờ chi tiền để quảng cáo và chỉ được sản xuất trong cộng đồng tu sĩ Trappist. Mỗi mẻ bia Chimay đều được các vị tu sĩ kiểm nghiệm chất lượng kỹ lưỡng (vị, bọt, nồng độ…) trước khi đem đi đóng chai. Có nhiều người sành bia cho rằng vị bia bây giờ không còn được như trước, nhưng so với những dòng bia hiện có trên thị trường, bia Chimay có thể được ví như loại bia đến từ thiên đường.

Nhà máy sản xuất bia

Các loại bia Chimay

Chimay đỏ: ở Bỉ còn được gọi là “người tiên phong” do đây là loại bia đầu tiên được các thày tu nấu. Bia Chimay đỏ có tên thường gọi là “Chimay red” với loại chai 330ml và “Chimay Première” với loại chai 75cl. Bia có màu đỏ đồng, bọt bia mịn. Quy trình lên men tạo cho bia Chimay đỏ mùi hương mơ nhẹ nhàng. Ngoài ra, mùi hương của bia là một tổng hòa cân bằng của mùi hoa quả, lan tỏa trong vòm miệng khi uống. Bia có vị êm mượt, tươi mát, thoảng vị đắng nhẹ nhàng. Bia có nồng độ cồn 7%.

Chimay trắng: là loại bia trippel được một vị cha xứ tên là Theodore nấu lần đầu tiên năm 1966. Bia có màu vàng sáng, đục, bọt bia rất mịn. Mùi hương của Chimay trắng pha trộn hài hòa đặc trưng của hoa bia tươi và nấm men. Bia Chimay trắng có sự cân bằng giữa 2 vị ngọt và hơi đắng nên bạn sẽ cảm nhận được men đắng của bia tan chảy trong miệng một cách êm dịu. Bia có nồng độ cồn 8%. (Dòng bia này ít được bán ở thị trường Việt Nam).

Chimay xanh: là loại bia được ủ trong phòng tối, với hương vị thơm ngon, có tên thường gọi là “Chimay Blue”với loại chai 330ml, “Grand Reserve” với loại chai 0,75l, “Magnum” với loại chai 1,5l, và “Jeroboam” đối với chai 3,0l. Đây cũng là loại bia được cha Theodore làm ra vào năm 1948, với mục đích ban đầu là bia dành cho lễ Giáng sinh. Mùi hương quyến rũ mang đặc trưng men bia tươi mát, pha chút hương hoa hồng của loại bia này đã nhanh chóng khiến nó trở thành một loại bia được sản xuất quanh năm. Bia có vị “khô” khá rõ, cùng với vị caramel khá sắc nét. Bia có nồng độ cồn 9%.

Trong 3 loại bia của Chimay, bia xanh là loại duy nhất có in năm sản xuất trên nhãn chính, vì nếu được bảo quản tốt trong điều kiện mát và không có ánh sáng, bia càng để lâu càng ngon.

Hòa nhập với xu hướng của các hãng bia lớn, The “Grande Réserve” aged in wooden casks là phiên bản đặc biệt Limited Edition của Grande được lên men trong thùng gỗ sồi. Loại bia thượng hạng này sẽ được lên men 3 lần và tiếp tục được ủ trong các thùng gỗ sồi thường được dùng để làm rượu Whisky.

Resever được lên men 3 lần :
– Lên men lần 1 trong thùng ủ
– Lên men lần 2 trong thùng gỗ
– Lên men lần 3 ngay chính bên trong chai

Không cần trải quá quá trình lọc và thanh trùng, loại bia này giữ được hương vị tròn trịa đậm mùi gỗ mà không có loại bia nào có được, mang đến cho bạn những gì tinh túy nhất. Mỗi năm, Chimay sản xuất ra các loại thùng có thành phần khác nhau mang theo sự thay đổi độc đáo về hương vị. Bia có nồng độ cồn 10.5 %.

– Năm 2015 : 64% gỗ sồi Pháp & 36% gỗ sồi Mỹ
– Năm 2016 : 38% gỗ sồi Pháp, 22% gỗ sồi Mỹ, 22% gỗ từ thùng sản xuất cognac, 18% gỗ cây hạt dẻ
– Năm 2017 : 36% gỗ sồi Pháp, 42% gỗ sồi Mỹ, 22% gỗ từ thùng sản xuất rum

Dành hơn 90% lợi nhuận dành cho quỹ xã hội và từ thiện

Rất nhiều người không thể ngờ các Thầy tu lại sản xuất bia – loại đồ uống có cồn không được khuyến khích dùng. Tuy nhiên, các thầy tu chỉ sản xuất bia để có tiền làm… thầy tu, không chạy theo sản lượng và nhu cầu của thị trường, vì đối với họ việc tu hành mới là ưu tiên số một.

Các Thầy tu không được sản xuất bia vì mục đích lợi nhuận. Tiền thu được từ bia chỉ để trang trải các khoản chi tiêu cho đời sống của các tu sĩ và duy trì, bảo dưỡng các tòa công trình cũng như hạ tầng tu viện. Bất cứ khoản lãi nào ngoài số tiền trên phải được đem làm từ thiện.

Hiệp hội Trappist Quốc tế (ITA) đã được thành lập nhằm đảm bảo quyền lợi cho các sản phẩm được trực tiếp sản xuất hoặc giám sát bởi các tu sĩ dòng Xi-tô, bao gồm cả bia, đồ uống có cồn, phomat, bánh mỳ, bánh quy.

“Người dân địa phương tự hào về các sản phẩm của tu viện – cả bia cũng như phô mai”, người đứng đầu xưởng làm phô mai giải thích. Xưởng phô mai này đã được các tu sĩ của Scourmont Abbey tiếp quản. Vốn không phải người Bỉ mà là một người gốc Poitou-Charentes, nước Pháp, trước đây ông thay thế một nhân viên trong khâu tinh chế phô mai một vài tháng và và bây giờ ông là quản lý xưởng phô mai của các tu sĩ Bỉ đã được 9 năm!

Chimay là một công ty không hoàn toàn giống như những công ty khác, với tình yêu dạt dào dành cho đất. Tất cả bắt đầu vào năm 1862 với các nhà sư của Cistercian, những người bắt đầu làm bia để lọc nước trong một khu vực đầm lầy và không thể ở được. “Bia là rượu của người Bỉ,” Cha Abbot, Armand Veilleux giải thích. Cha Vielleux là người gốc Canada, mang tâm hồn người Mỹ và nói được nhiều thứ tiếng (cha nói thành thạo bốn thứ tiếng và thêm mười hai thứ tiếng khác, trong đó có tiếng Cốp xưa cổ. Cha có bằng tiến sĩ thần học, hiện là tổng quản lý Dòng Xitô và là người bảo hộ cho các tu sĩ Tibéhirine. Nếu có nhiều cuộc sống với nhiều ngôn ngữ thì đó là ở Chimay, cha là ‘ông chủ xí nghiệp’, dù cha không thích danh hiệu này mấy.

“Đây là một tổ chức không lợi nhuận, cha giải thích, gồm có tám công ty điều khiển tổ chức. Từ bia đến phô mai, con số doanh thu hàng năm là 60 triệu Euro mà 90% lợi nhuận sẽ vào quỹ xã hội. Chúng tôi ở vùng Thiérache, cách biên giới Pháp 10 cây số, vùng này rất nghèo. Tu viện Scourmont như một ốc đảo xanh ngát và thịnh vượng. “Nhiều người đến đây tìm chỗ trú ẩn”, cha Damien quản lý cộng đoàn kể. “Vì họ biết ở đây có xưởng rượu và phô mai nên họ đem hồ sơ đến nộp cho tôi để hy vọng kiếm được một việc làm.”

Các tu sĩ đã tạo công ăn việc làm cho hơn hai trăm người. Tất cả đều là giáo dân người Pháp hoặc Bỉ. Còn các tu sĩ thì từ lâu họ không còn tham dự vào việc sản xuất bia và phô mai, nhưng họ có mặt mọi nơi. Cha Omer phụ trách xưởng rượu, xưởng này nằm trong tu viện. .Cha luôn gần sát với nhân viên, lúc nào cũng bỏ thì giờ để lắng nghe họ, từ công việc nghề nghiệp đến các vấn đề riêng tư. Ba tu sĩ có chân trong ban quản trị cùng với hai giáo dân, một luật sư lo về thuế và một cựu nhân viên ngân hàng, ông Philippe Dumont quản lý mọi sự kể cả việc cho nhân viên vay tiền. Bởi vì trong xí nghiệp nhỏ này, con người là .trung tâm, các nhân viên có thể mượn đến 14 000 Euro để chi tiêu cá nhân hoặc trong những lúc gặp khó khăn.

Ông Philippe Dumont giải thích, “Đa số nhân viên mượn tiền để mua thêm chiếc xe cho gia đình dùng.” Tổ chức cũng là nhà bảo trợ và tài trợ cho hàng trăm dự án trong vùng. Trường học, trung tâm cho người khuyết tật, trung tâm cho người già… đôi khi phong bì lên đến 100 000 .Euro. Cha Armand Veilleux cho biết, “chúng tôi tràn ngập các đơn xin tài trợ, buộc lòng càng ngày chúng tôi càng từ chối nhiều hơn.” Chimay cổ động cho lề lối làm việc của mình là cho vay nhỏ và giá trị của lao động. Không thúc bách chạy theo lợi nhuận nhưng buộc phải có đủ tiền để trả lương nhân viên và tạo công ăn việc làm. Một mô hình xí nghiệp của ngày mai mà cha Armand mô tả như sau: “Chúng tôi không tìm cách để tăng thêm lợi tức nhưng tìm cách tăng thêm giá trị xã hội.”

“Bây giờ chúng tôi có xưởng rượu của .tu viện và chúng tôi không muốn nó biến thành tu viện của xưởng rượu”, ông Philippe Dumont nhấn mạnh. Các tu sĩ lo cho phẩm chất sản phẩm của mình, không muốn dùng lý do gì để biện minh cho thương hiệu của mình. Không có chuyện lẫn lộn đời sống thiêng liêng của tu viện với tiền bạc và quyền lực. Ở đây chúng tôi áp dụng luật thánh Biển Đức: “Cầu nguyện và làm việc” (Ora et labora). Chúng tôi cố gắng trao truyền giá trị của lao động nhưng vẫn giữ đức khó nghèo. Mười lăm tu sĩ đan viện Scourmont chỉ nhận tiền thuê nhà của hãng rượu ở trong khuôn viên đan viện. “Chúng tôi không thiếu gì, chúng tôi không đi tìm lợi nhuận”, cha đan viện trưởng kết luận.

Cách thưởng thức bia Chimay “siêu chuẩn”

Có rất nhiều cách để uống bia, nhưng thưởng thức bia Chimay đúng cách để có thể cảm nhận được hết vị ngon của bia thì không phải ai cũng biết. Không nên uống bia Chimay nhiều tới mức làm cho bạn say bí tỉ, uống bia Chimay là để thưởng thức hương vị của nó, từng ngụm từng ngụm nhỏ một để có thể cảm nhận được hết vị ngon của loại bia độc đáo này.

  1. Nhiệt độ lý tưởng để dùng bia Chimay Đỏ và bia Chimay Xanh là khoảng từ 10 đến 12°C. Ở nhiệt độ đó bạn có thể cảm nhận hết được mùi vị và mầu sắc của bia, tuy nhiên bạn có thể dùng với nhiệt độ lạnh hơn, khoảng 8°C như vậy bia sẽ tươi hơn. Với Chimay Trippel bạn có thể dùng lạnh hơn, khoảng từ 6 đến 8°C.

2. Cốc/ Ly uống bia: chiếc cốc hoàn hảo nhất đối với bia Chimay chính là ly chân cao mang thương hiệu của Chimay, chiếc cốc đó phải thật sạch, không nên để dầu mỡ và dấu vân tay trên chiếc cốc của bạn.

3. Đồ ăn kèm: Bia Chimay thích hợp nhất là được dùng với phô mai. Ngoài ra, bia Chimay cũng rất hợp với nhiều đồ ăn khác.

  1. Rót Chimay đúng cách: Bạn nghiêng cốc rồi rót bia từ từ, nên rất cẩn thận để không chạm tay vào thành cốc và cổ chai, khi thưởng thức bia, bạn nên cầm vào đế cốc để không để lại vết tay ở thành cốc.

Phô mai Chimay

Ngoài sản xuất bia, Chimay còn là nhà sản xuất phô mai thầy tu nổi tiếng thế giới Chimay Cheese. Cũng giống như bia, Phô mai của hãng được sản xuất theo cách cổ truyền, từ việc nuôi bò theo phương pháp hữu cơ, bảo quản, thanh trùng sữa cho đến lên men, ủ và vận chuyển. Những miếng phô mai có chữ ‘à la bière’ còn được rửa trong bia Chimay Trappist để tạo nên hương vị vô cùng đặc biệt. Phô mai Chimay được cho là ngon nhất khi dùng kèm với bia Chimay.

Tổng hợp từ internet

 

 

 

 

 

 

Show More

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Back to top button